Việc kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo lường đã không còn quá xa lạ với đa số các cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người hay bị nhầm lẫn hai hoạt động này. Dẫn đến sự bối rối để lựa chọn cách thức kiểm soát phương tiện đo phù hợp, vậy hãy cùng QUATEST VIET phân biệt hai hoạt động này một cách rõ ràng trong bài viết này nhé!
1. Kiểm định phương tiện đo
– Kiểm định là quá trình đánh giá và xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
– Mục đích của kiểm định là đảm bảo rằng phương tiện đo đáp ứng các yêu cầu pháp lý và các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể. Nó xác định xem phương tiện đo có đạt hoặc không đạt yêu cầu đó.
– Kiểm định thường là bắt buộc đối với các phương tiện đo được quy định trong các quy định về đo lường. Các phương tiện đo nhóm 2 theo Thông tư 23/2013/TT-BKHCN và sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 07/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ là ví dụ về các phương tiện đo được kiểm định.
– Quá trình kiểm định phải tuân theo các quy trình kiểm định và thực hiện bởi các kiểm định viên đo lường thuộc các tổ chức được chỉ định, chẳng hạn như Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
– Sau khi phương tiện đo được kiểm định và đạt yêu cầu, nó sẽ được dán tem kiểm định và/hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định có giá trị pháp lý trên phạm vi toàn quốc.
2. Hiệu chuẩn phương tiện đo
– Hiệu chuẩn là quá trình xác định và thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường và phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
– Mục đích của hiệu chuẩn là xác định mức độ chính xác và sai số của phương tiện đo trong việc đo lường các đại lượng.
– Quá trình hiệu chuẩn thường bao gồm việc so sánh trực tiếp phương tiện đo với các chuẩn đo lường đã biết để đưa ra các công thức hoặc thông số giúp xác định giá trị chính xác của các đại lượng được đo bằng phương tiện đó.
– Kết quả của hiệu chuẩn thường được ghi lại trong giấy kết quả hiệu chuẩn và phương tiện đo thường được dán tem hiệu chuẩn.
– Thông tin từ quá trình hiệu chuẩn giúp người sử dụng đánh giá xem phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu của họ hay không.
3. Sự khác nhau giữa kiểm định và hiệu chuẩn
Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Tuy nhiên giữa 2 quy trình này vẫn có những sự khác biệt nhất định như sau:
3.1 Tính bắt buộc theo pháp luật
- Kiểm định: Mang tính pháp lý bắt buộc. Phải tuân thủ đúng quy trình cũng như thời hạn kiểm định.
- Hiệu chuẩn: Không mang tính bắt buộc của nhà nước pháp quyền. Nó sẽ theo yêu cầu của lãnh đạo hoặc theo tiêu chuẩn ISO.
3.2 Kết quả thực hiện
- Kiểm định: Thông số đo được sẽ được giữ nguyên và không có điều chỉnh nếu có sai lệch.
- Hiệu chuẩn: Nếu cân của bạn không đạt thông số sai lệch so với tiêu chuẩn của doanh nghiệp đưa ra, thì sẽ hiệu chỉnh lại về sai số trong giới hạn cho phép nếu doanh nghiệp yêu cầu.
3.3 Vai trò
- Kiểm định: Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo. So với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không.
- Hiệu chuẩn: Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác. Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo. Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo.
Hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng đã có thể phân biệt được như thế nào là kiểm định và hiệu chuẩn cân đo lường. Nếu quý khách hàng có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo vui lòng hãy liên hệ với QUATEST VIET để được tư vấn và giải đáp.
Hotline: 0914.982.246
Website: www.quatestviet.vn
Email: kiemdinh@quatestviet.vn