Cân điện tử là một thiết bị đo lường khối lượng chịu sự quản lý, giám sát của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Vậy nên việc kiểm định cân điện tử trước khi lưu hành trên thị trường hay đưa vào sử dụng đảm bảo tính công bằng, chính xác là vô cùng quan trọng.

1. Tìm hiểu về kiểm định cân điện tử

Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện để đánh giá, xác nhận phương tiện đo đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo thông tư 23/2013/TT-BKHCN của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.

Sự khác nhau giữa kiểm định và hiệu chuẩn cân điện tử:

Việc kiểm định cân điện tử sẽ được thực hiện bởi kiểm định viên đo lường theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Trong khi đó, hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc mà khách hàng sẽ dựa vào kết quả hiệu chuẩn để quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không, thiết lập sự tin cậy trên cân điện tử.

– Giống nhau của 2 hình thức nói trên đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn đo lường để đánh giá sai lệch và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.

– Khác nhau là kiểm định là hoạt động bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của pháp lý, trong khi hiệu chuẩn là hoạt động tự nguyện theo nhu cầu của người sử dụng thiết bị.

2. Lý do cần thiết phải kiểm định cân điện tử định kỳ

Kiểm định cân điện tử định kỳ được thực hiện bởi một đơn vị có uy tín và được công nhận sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí khi đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra, hạn chế sai sót.

– Các phép đo đáng tin cậy, đảm bảo cho kết quả cuối cùng hiển thị đáng tin cậy.

– Tuân thủ việc kiểm định định kỳ không những tuân thủ quy định của Nhà Nước mà còn nhằm đảm bảo chất lượng đối với khách hàng và tránh các rủi ro không mong muốn khi khách hàng đến kiểm tra, đánh giá nhà máy, phòng thí nghiệm.

– Phát hiện thiết bị xuống cấp và các lỗi không mong muốn xảy ra để có những điều chỉnh, sữa chữa kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sau cùng.

3. Thời gian cần kiểm định cân điện tử và các rủi ro khi không thực hiện kiểm định

Thời gian cần thiết để kiểm định cân điện tử có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cân, tần suất sử dụng, môi trường làm việc và yêu cầu chính xác của ứng dụng cụ thể như sau:

– Kiểm định ban đầu: Trước khi sử dụng cân mới hoặc sau khi thay đổi vị trí của nó, bạn nên thực hiện kiểm định ban đầu để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách. Thời gian kiểm định ban đầu có thể mất từ vài giờ đến một ngày, phụ thuộc vào loại cân và phức tạp của kiểm định.

– Kiểm định định kỳ theo quy định: Theo quy định của cơ quan kiểm định hoặc tiêu chuẩn ngành công nghiệp, cân điện tử có thể phải được kiểm định định kỳ, chẳng hạn như hàng năm hoặc theo một chu kỳ khác.

– Kiểm định khi có dấu hiệu sự cố: Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự cố hoặc không chính xác trong đo lường của cân, bạn nên thực hiện kiểm định ngay lập tức để xác định và khắc phục sự cố.

Kiểm định cân điện tử định kỳ là một phần quan trọng của việc đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của đo lường. Việc không thực hiện kiểm định có thể gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

Liên hệ với QUATEST VIET ngay hôm nay, với đội ngũ kỹ thuật viên, kiểm định viên được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định, đáp ứng các quy định kỹ thuật, đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Để được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: 0914.982.246

Website: www.quatestviet.vn

Email: kiemdinh@quatestviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *